Tranh thủ nghỉ
chờ hưu, mình tháp tùng bà xã đi Căm-Pu-Chia thăm con. Mặc dù còn tiêu chuẩn,
ta nên tự túc thôi. (Từ - tâu ) Hà Nội (Đến - mâu) Pnom Pênh bằng Airbus mất 1h
45’ và 109 USD, rẻ bằng 2/3 vé Hà Nội - TPHCM mà tự do. Tiền nhà nghỉ có điều
hoà là 20 USD / ngày, không điều hoà là 10 USD/ ngày, tất nhiên khách sạn đắt
hơn (55 USD ngày): cơm bình dân 2 USD / bữa, buýp phê 12 USD, cơm tàu thì 6
USD. Đi xe khách 14 chỗ đến Siêm Riệp mất 100 USD cả chuyến, còn taxi thì đắt hơn
(240 USD). Mới trải qua 33 năm, từ một đất nước bị diệt chủng chỉ còn 4 triệu
dân, nay Căm-Pu-Chia đã có 17 triệu, tăng hơn 4 lần. đó là sức sống mãnh liệt
của một dân tộc nhưng cũng là bài toán khó cho những người lãnh đạo với lương
thực và nhu yếu phẩm. Nông Pênh giờ khác trước, quy củ về kiến trúc, quy hoạch
hơn Hà nội, TPHCM và đường xá có các biển lớn ở ngã 3, ngã 4, ngã 5 với tên
đường băng chữ Khmer và chữ La Tinh, ghi cả các ngã 3, ngã 4 tiếp theo.càng không phải là điện thờ vì không có bục thờ
hay vết tích của nhang khói mà chỉ gồm các cầu thang và hành lang dài, hẹp đi
đến các hồ nước; Đến nay, 3 cái hồ trong tòa tháp không có nước mặc dù mưa rất
to, chứng tỏ có đường thoat nước; Ngược lại, khi nước lớn, một số ngôi đền ở
quanh vùng có cột nước phun lên các hồ trên cao. Hình như đó là công cụ
để các tăng lữ Khmer đo thủy văn và chiêm tinh khi nó gồm 5 ngọn tháp cao từ
40m – 69m, đứng giữa trời quang, tiện cho xem trăng sao, xem mực nước
liên quan đến các sông đào toàn Vương quốc. Angkor Thom cách Angkor Wat 1,7 km,
diện tích trong lòng bức tường là 9 km2, hiện còn 54 bức tượng và
216 khuôn mặt Bayon mỉm cười cùng tàn tích của các hồ nước.
Với người bạn láng giềng, ít
ai để ý người Căm-Pu-Chia là ai? Họ thế nào?
Theo Wikipedia,
Căm-Pu-Chia là quốc gia vốn là 1 trong những thuộc địa của Pháp ở bán đảo Đông
Dương từ năm 1845 đến 1959 (chắc là Việt Nam cũng vậy), đặt tên nước vào 1959,
có diện tích 181.040
km²,
Cuốn từ điển
Pháp Petit Larousse (1996) thì giữa thế kỷ thứ 6 (sau công nguyên), vương quốc
Phù Nam bị chinh phục bởi người Kambuja là tổ tiên của người Campuchia hiện
nay. Cho nên có thời kỳ nước Campuchia có tên là Kambuja. Có thể xuất phát từ
đó, người Pháp khi cai trị nước Campuchia vào nửa thế kỷ 19, gọi tên nước này
là Cam - bốt (Cambodge) hoặc Campuchia (viết là Kampuchéa).
Từ điển Mỹ
Webster’s New World College Dictionary thì viết tên nước Campuchia là Cambodia
và chú thích thêm “ngoài ra, ngày trước nước này được biết đến với tên
Kampuchea”.
Cũng theo
Wikipedia: Đế quốc Khmer hay Đế quốc Cao Miên là một cựu đế quốc rộng lớn nhất
Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², đóng trên phần lãnh thổ hiện nay
thuộc Campuchia cùng với lãnh thổ thuộc các quốc gia nay là: Lào, Thái Lan và
miền nam Việt Nam), thủ đô là Angkor. Vua ở đó tự xưng là vua của hàng ngàn ông
vua.
Hình như những
thông tin đó có điều gì không ổn?
Vương Quốc hay
đế quốc Phù Nam chỉ có trong 1 ghi chép duy nhất của một nhà buôn Tàu đến đây
vào đầu công nguyên, hình như phiên âm tiếng Mon - Khmer đại từ nhân xưng ngôi
thứ nhất (knhum) hoặc Pnom (núi/đồi).
Theo tiếng
Hindu, Kambuja có nghĩa là đất nước của người Khmer, cũng có nghĩa là đế
quốc Khmer theo khái niệm về phạm vi ảnh hưởng của nó chứ không phải xâm chiếm
thuộc địa.
Cách đánh giá
trên Wikipedia còn chưa biết đến một hình thái Kinh tế Chính trị trước
giai đoạn Chiếm hữu Nộ lệ và đã qua giai đoạn Công xã Nguyên Thuỷ đã từng tồn
tại hàng ngàn năm ở khu vực châu Á rộng lớn mà Ăng ghen gọi là phương thức sản
xuất châu Á, các nhà nghiên cứu hiện đại gọi là Mandala hay vòng tròn quyền
lực, khác hẳn với các hình thái kinh tế chính trị Châu Âu; Theo quan niệm người
Hán, cái đám người ở Nam Trường giang, từ Mianmar sang Philippine, từ Thượng
Hải tới Indonesia đều thuộc Bách Việt, đều là đám man di.
Definition Free
Dictionary giải thích, Cambodia hay Kampuchea là tên tự nhận theo tiếng Sankrit
của quốc gia hay dân tộc nguồn gốc Khmer – Mon, người Pháp phiên âm là
Cambodge, dung để chỉ vùng đất họ đã đô hộ gần 100 năm, người Tàu phiên âm chữ
Khmer thành Cao Miên (Gao Mien – một giống mọi giống như người Việt bị coi là
Nam Miêu - Nan Mieo vậy) do đó người Kampuchea thường phẫn nộ khi bị gọi là
Miên, cũng như người Việt Nam bị gọi là Man Di hay người Mèo;
Họ cũng tởn,
rợn tới da thịt khi nghe thấy từ "Cạp Duồng" vốn là "Càn Quét
Trắng" phiên âm của người Pháp theo ngôn ngữ Khmer - Nguyên mật danh
của người Pháp là “scorpion attaque” (Bò cạp tấn công) - được Lon Non - cựu chỉ
huy mật vụ của Pháp dùng lại sau khi đảo chính Quốc Vương Xi-ha-núc năm 1970,
nhưng người Việt lại hiểu Duôn là người Việt và Cáp Duôn là cắt đầu người
Việt trong khi ngay dân Khmer chẳng hiểu Cạp Duôn là gì
Biển Hồ
Căm-Pu-Chia?
Nói tới Căm-Pu-Chia, trước
tiên nên nói về Biển Hồ (Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn – tiếng
Khmer còn có nghĩa là Hồ Lớn – Tonlé và nước lạt - Sap), diện tích mặt hồ 2.700
km² (mùa khô) và 16.000 km² (mùa mưa) tăng xấp xỉ gấp 7 lần (gần 1/10 lãnh
thổ), độ sâu trung bình là 1m vào mùa khô và 9m vào mùa lũ (gấp 9 lần), chứng
tỏ địa hình vùng này trũng dốc và hồ có thể ngập sâu hơn (Hồ Tây, Hà Nội Việt
Nam chỉ rộng 5,3 km2), Biển Hồ cung cấp tới ¾ lượng nước cho sinh
hoạt và trồng trọt, 2/3 lượng đạm thủy sản cho toàn bộ cư dân Căm-Pu-Chia, Biển
Hồ được UNESCO công nhận là di sản thế giới về hệ thống thủy lợi và môi sinh,
Chúng ta biểt
được cư dân cổ Khmer sinh sống như thế nào nhờ cuốn ghi chép của Châu Ðạt Quan
(Chou Ta-Kuan) để lại. Năm 1295, ông ta đến Angkor làm đặc sứ cho Timur Khan,
hoàng đế Nhà Nguyên Trung Quốc, kế vị Hốt Tất Liệt (Khublai Khan).
Tất nhiên, với
quan niệm Thiên triều, ông ta gọi xứ này là Mọi (Gao Mien), song ông ta cũng
choáng váng khi thấy các đô thị sầm uất (lớn nhất thế giới lúc bấy giờ), thành
quách phủ vàng, hệ thống kênh đào chằng chịt để làm thủy lợi và giao thông vận
tải, mỗi một khu vực đều đào một hồ lớn chứa nước để sinh hoạt và tưới tiêu
quanh năm, Các Sóc (làng) đều có kho lương thực dùng chung, có quan coi giữ và
phân phối đều cho dân làng. Ông ta mô tả các đền đài mà nay được gọi là Angkor,
hàng năm nhà vua ngự ở đó 10 ngày vào mùa trăng (nay là Tết hay lễ hội Trăng -
Lễ hội Ok om bok của người Khmer vì Mặt Trăng là vị thần chủ về mùa màng, nông
nghiệp)
Ankor - các truyền thuyết và
sự thực:
Angkor đọc theo
tiếng Pháp là Ăng Cồ, phiên âm theo tiếng Khmer có nghĩa là cố đô; còn ăng co
theo tiếng Khmer nghĩa là Thóc - Gạo, những danh từ này do người Pháp đặt tên
cho nên ta dùng theo tiếng Pháp.
Angkor Wat được
các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha phát hiện hồi cuối thế kỷ XVI, đến năm 1860 mới
được nhà truyền giáo người Pháp Hen-ri Mou - hut tìm thấy trong đám rừng rậm
nhiệt đới không người biết đến (trước khi người Pháp lập nhà tù Côn Đảo 1 năm
và trước khi xâm lược hoàn toàn Việt Nam 3 năm). Cuối thế kỷ XIX, các nhà thám
hiểm người Pháp mới quay lại Angkor Wat và năm 1907, người Thái lần đầu
tiên tổ chức du lịch đến đây.
Cho đến ngày
nay ý nghĩa của ngôi đền Angkor vẫn là đề tài tranh cãi của nhiều học giả trên
thế giới; Phần lớn nghiêng về giả thiết cho rằng đó là những công trình thủy
lợi, thuỷ văn, chiêm tinh; Số còn lại nhìn nhận chúng như là những biểu tượng
tôn giáo, tượng trưng cho những đại dương bao quanh ngọn núi Meru, nơi ngự trị
của những vị thần trong truyền thuyết.
Muốn nói gì,
Angkor vẫn là kì tích của nhân loại. Trong khi các Dân tộc như China, Ai cập.
La Mã hay In ca còn cầu mưa, giết người để tế thần linh thì những người ở đây
làm thủy lợi, lo cho cuộc sống của khoảng 20 triệu người Khmer (Việt Nam lúc đó
chỉ có 3 triệu).
Có 2 nơi gọi là
Angkor: Angkor Thom (Thom tiếng Khmer nghĩa là lớn), còn chiếc kia gọi là
Angkor Wat (tiếng Khmer nghĩa là Đền hay Angkor Tốt – tiếng Khmer nghĩa là bé),
người Việt quen gọi là Đế Thiên (Angkor Wat) và Đế Thích (Angkor Thom)
Angkor Wat nằm
cách hồ Tongle Sáp 1/2 km, có diện tích trong lòng bức tường đá cao 8m là 2,25
km2 (gần ½ hồ Tây), nếu tính cả hào nước rộng tới 160m xung
quanh thì tới gần 4km2 (hơn ¾ hồ Tây), gồm 5 tầng hồ trồng lên nhau;
Ngoài cùng là hào nước, trong khuôn viên là hồ thứ 2 sâu 5m dưới con đường đá
rộng 10m, dài 140m dẫn từ cổng đền vào tòa tháp. Trong ngôi tháp cao 65m có 3
hồ lớn được xây bằng đá ong và phủ các bích họa đá hình tượng Rắn Naga ngoáy bể
sữa để sinh ra vũ trụ, ám chỉ khu vực giúp điều tiết thuỷ văn.
Đền này không
phải cung điện để ở vì không có căn buồng nào,
Đền Ta Phrom,
cũng do người Pháp đặt tên, nghe nói khi gặp 1 cụ già Khmer nói vậy – hình như
ông ấy xưng là Tôi, Tôi (Knhum, Khum), vẫn còn dấu tích của một đài thiên văn
với khe xem sao và hình bóng bầu trời sao được đánh dấu trên tường.
Tại sao có các
thông tin ngược?
Vào năm 1948 -
1949 của thế kỉ trước, không chống đỡ được phong trào Việt Minh lan ra khắp
Đông Dương, những viên sĩ quan tình báo Pháp dưới danh nghĩa các giáo sư nghiên
cứu lịch sử, địa lý đã dùng chính sách chia để trị, mục tiêu kafm sao để các
dân tộc ở Đông Dương đánh giết lẫn nhau, đã dựng lại Bảo Đại – làm quốc trưởng
xứ An Nam (miền Trung Việt Nam với lá cờ vàng đất 3 sọc đỏ - giống như
Cuống Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp, 3 sọc đỏ tượng trưng quẻ Kiền
(Vua), màu đỏ là Hoả và Hoả sinh Thổ hay nhà Vua chỉ có chủ quyền ở mảnh đất ở
giữa, có 1 con rồng quấn quanh để khẳng định nhưng về sau bỏ vì phức tạp hơn;
Vương Quốc Lào có cờ 3 đầu voi - tượng trưng cho 3 đại vương nắm quyền ở Luổng
Pha bang, Viêng Chăn và Chăm-Pa-Săc; Cambodge với lá cờ đền Angkor 5 tháp,
tượng trưng cho 5 Đại Vương của 5 khu vực vốn có tước hiệu Chậu (Chao)
hay Săm đéc. Họ đã rất giỏi, nhờ công lao này mà lịch sử khu vực Đông Dương đến
nay đầy rẫy việc xâm chiếm, chém giết, thù ghét lẫn nhau, không có nguồn gốc
bản địa hay thực tế cũng là kẻ xâm lược giống như người Pháp.
Angkor và Vương
quốc Khmer nhắn nhủ gì chúng ta?
- Đó
là một Dân tộc vĩ đại đã đi trước thế giới khá xa về khoa học phục vụ con
người. Phải chăng nụ cười Bayon là sự mãn nguyện của người xưa đax chế ngự được
Mùa Khô ở đây kéo dài từ 6 đến 8 tháng, trồng được 3 vụ lúa.
- Sử liệu của
người Pháp bề Đông Dương cần được phân tích kĩ, đối chiếu với thực tế,
- Hãy
tránh làm như người Tàu; Biết mình - biết người là quan trọng, không nên nói và
làm cái gì để bạn hiểu là ta miệt thị họ. Hãy gọi họ là người Khmer hay
Căm-Pu-Chia, đừng gọi là Miên và cũng đừng đùa kêu Cạp Duồng.
- Kambuja
từng phát triển rực rỡ, là thiên đường hạ giới gần 500 năm, nhưng thiên nhiên
khắc nghiệt cũng trả thù, nước từ từ rút xuống 2m, toàn bộ hệ thống thuỷ lợi và
thuỷ văn đó mất tác dụng và hạn hán đã làm hàng chục triệu cư dân bỏ đi, vương
quốc hoang tàn;
Nguy cơ nước
biển dâng trở lại 2m, đồng băng châu thổ Việt Nam sẽ trở về trạng thái Đẩt -
Nước, có thể cư dân sẽ chạy lên vùng cao hơn như Lào, Căm-Pu-Chia hoặc làm nhà
sàn để sinh sống, đó là quy luật của tự nhiên – Người Việt Nam sẽ khắc phục thế
nào?
- Thế
giới bước vào thời kì toàn cầu hoá vĩ đại – như một cơn đại hồng thủy khổng lồ
yieeu diệt các nền văn hoá nhỏ lẻ, không bền vứng, Việt Nam không có Angkor để
lại cho người dân một nền tảng Văn hoá mạnh mẽ, người Việt sẽ đi về đâu?
- Chế độ cộng đồng công xã và
cát cứ địa phương (Mandala) ấy đã làm nên Angkor, cũng như nhiều quốc gia Đông
Nam Á, liệu có thể phù hợp với toàn cầu hóa?.
Đi thăm con,
học được một số điều, gửi các bạn đọc cho vui.